Gỗ công nghiệp là gì?
Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp đã được sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay. Trong đó, phải kể đến các loại cốt gỗ như MFC, MDF, HDF,… cùng các chất liệu bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer,…
Gỗ công nghiệp là loại gỗ kết hợp keo hay hóa chất với vụn gỗ để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel.
Gỗ công nghiệp thường được làm từ những cây gỗ rừng trồng như: bạch đàn, keo, cao su, ngọn cây của cây gỗ tự nhiên hay các vụn gỗ tái chế.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Gỗ MFC
MFC là viết tắt của “Melamine Face Chipboard”, là gỗ dăm được phủ bền mặt bởi melamine. MFC sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên được nghiền nhỏ thành các dăm gỗ, sau được phối trộn cùng keo và chất hoá học khác được ép dưới áp lực lớn tạo nên các tấm ván gỗ.
Tấm Melamine có tác dụng chống xước, chống thấm nước và mang lại tính thẩm mỹ cho đồ nội thất, đặc biệt lớp melamine giúp vệ sinh đồ gỗ công nghiệp dễ dàng.
Ván gỗ MFC có 2 loại: MFC chống ẩm và MFC không chống ẩm.
Gỗ MDF
MDF là viết tắt của “Medium Density Fiberboard” được làm từ sợi gỗ (phần xơ) được nén lại với nhau cùng chất keo, áp suất nén trung bình. MDF sử dụng vật liệu gỗ thải, gỗ thừa, cành của cây gỗ, tận dụng được nguồn nguyên liệu thừa trong sản xuất gỗ thịt, cùng với công nghệ sản xuất tạo nên một vật liệu tốt và bảo vệ môi trường.
Bề mặt có thể được phủ Melamin, Acrylic, Veneer… tùy mục đích sử dụng. Ván gỗ MDF cũng có 2 loại : MDF chống ẩm và MDF thường.
Gỗ MDF có độ bền cao trong các loại gỗ công nghiệp, ngoài ra, gỗ MDF có khả năng chống ẩm, chống mối mọt vượt trội, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Chính vì vậy, gỗ MDF là loại gỗ có giá thành và độ bền cao hơn dòng gỗ công nghiệp MFC.
Gỗ HDF
High Density Fiberboard viết tắt là HDF với 85% là gỗ tự nhiên. Đây cũng là sản phẩm gỗ công nghiệp có tỷ lệ gỗ tự nhiên cao nhất.
Gỗ HDF có quy trình sản xuất phức tạp hơn. Phần bột gỗ được lấy từ gỗ tự nhiên ở rừng trồng đem luộc, sấy khô trong môi trường nhiệt độ từ 1.000 – 2.000 độ C sau đó được sấy khô hết nhựa và nước để đạt chất lượng tốt nhất.
Phần bột gỗ được trộn thêm với các chất phụ gia chống mối mọt rồi mới đem ép ở áp suất cao tạo thành tấm ván gỗ công nghiệp sử dụng làm đồ dùng nội thất.
gỗ ép công nghiệp HDF được phân loại theo chức năng: HDF thường, HDF chống ẩm, HDF chống cháy.
Gỗ HDF thường được sử dụng để sản xuất đồ dùng nội thất ngoài trời, vách tường, trần, cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn…
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là ván gỗ sử dụng thành phần chính là thanh gỗ tự nhiên từ các cánh rừng trồng như cao su, gỗ thông… kết hợp sử dụng một keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC) sau đó xử lý bằng quá trình hấp, sấy, cưa, bào ghép, chà, phun sơn… để tạo thành những tấm ván gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ cao, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ dùng nội thất.
Gỗ ghép thanh có 4 dạng ghép phổ biến: ghép song song, ghép cạnh, ghép mặt, ghép giác. Các hình thức ghép này hoàn toàn có thể phân biệt bằng mắt thường.
Bề mặt gỗ có thể dán Veneer, Laminate hoặc phủ sơn tạo ra tính đa dạng của sản phẩm.
Về chất lượng, gỗ ghép thanh có khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt không kém gì gỗ tự nhiên, trong khi đó giá thành lại rẻ hơn.
trong ngành sản xuất nội thất nói chung thì gỗ MDF được sử dụng phổ biến hơn cả do bề mặt dán sử dụng nhiều loại khác nhau giúp đa dạng về mẫu mã, chất lượng.
Gỗ công nghiệp ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong ngành công nghiệp của nhân loại. Gỗ công nghiệp mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với gỗ tự nhiên, có thể ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Song, gỗ công nghiệp còn là khái niệm gì đó rất mới mẻ với nhiều người tiêu dùng, cũng khiến người tiêu dùng băn khoăn nhiều khi có ý định sử dụng các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp.
Xem thêm: Những ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp